Thị trường ô tô Trung Quốc đang rơi vào tình trạng ảm đạm hơn bao giờ hết. Chính quyền địa phương đã phải "ra tay" hỗ trợ tài chính cho hãng ô tô gặp khó khăn như Ford, BAIC Yinxiang. Ngay cả trung tâm của nền công nghiệp ô tô tại đất nước rộng nhất thế giới Trùng Khánh, các nhà sản xuất cũng cho biết không thể kiểm soát được tình hình. Vài thập kỷ gần đây, Trùng Khánh được coi như "Detroit của Trung Quốc". Sau khi thị trường ôtô lớn nhất thế giới thu hẹp doanh số vào 2018, lần đầu tiên trong suốt 28 năm, "Detroit của Trung Quốc" rơi vào giai đoạn khó khăn.
Những động thái gần đây của những tập đoàn ô tô lớn tại Trung Quốc đang báo hiệu về một nền công nghiệp ô tô biến động theo chiều hướng tiêu cực. Suzuki rút khỏi liên doanh tại thành phố này, trong khi liên doanh của Ford với tập đoàn ôtô quốc doanh Changan đang cắt giảm nhân công tại nhà máy. Chính vì lẽ đó, đầu tháng 8 vừa qua, chính quyền thành phố phải tổ chức một sự kiện để tuyên bố hỗ trợ tài chính cho các nhà sản xuất địa phương đang gặp khó khăn.
Hãng ôtô BAIC Yinxiang, công ty con có cổ phần quá bán của tập đoàn công nghiệp tư nhân Yinxiang Trùng Khánh, cũng đã đình chỉ hoạt động nhà máy tại đây. So với 3 năm trước, vào thời kỳ hoàng kim, mỗi năm đều đều BAIC Yinxiang xuất ra thị trường 260.000 ôtô thì hiện tại, doanh số công ty này đã sụt giảm bởi sự cạnh tranh quyết liệt từ các hãng nước ngoài, với giá xe thấp hơn. Đứng trước tình hình này, một lần nữa, chính quyền tại Trùng Khánh đã phải mua cổ phần chi phối trong công ty này. Trong khi đó, đối tác còn lại - Tập đoàn Ôtô Bắc Kinh, hay BAIC, cho đến nay vẫn duy trì khoảng cách với liên doanh này, cũng được mong đợi góp vốn.
Tham khảo thêm: xe fortuner cũ giá tốt
Để cứu vớt tình trạng này, quan chức đứng đầu thành phố Trùng Khánh là Trần Mẫn Nhĩ, Bí thư Thành uỷ đã phái Thị trưởng Trùng Khánh Đường Lương Trí tới Mỹ, Nhật và Hàn Quốc vào tháng 5 vừa qua nhằm tới thăm các công ty có nhà máy đặt tại Trùng Khánh, bao gồm Ford và Hyundai, giải thích về các biện pháp viện trợ của thành phố và khích lệ họ tiếp tục đầu tư.
Nhà máy của các hãng ôtô lớn ở Trung Quốc hoạt động dưới 70% công suất, tính trung bình trong năm 2018. Cổ phiếu của Ford được cho rằng đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Theo khảo sát của công ty tư vấn Mỹ AlixPartners, các nhà máy của Ford ở Trung Quốc chỉ hoạt động ở mức 24% công suất vào năm ngoái, trong khi doanh số bán thực của hãng này ở Trung Quốc đã giảm một nửa trong giai đoạn tháng 1-6/2019, so với năm ngoái. Lẽ dĩ nhiên, hãng xe Mỹ đang cắt giảm việc làm tới hơn 20%, bao gồm cả sa thải.
Hãng xe Hàn Quốc không khá khẩm hơn khi doanh số bán thực giảm hơn 10% trong nửa đầu 2019 so với năm trước. Nhà máy của hãng ở Trùng Khánh, hoạt động cách đây 2 năm, được cho là đang sản xuất với khoảng 30% công suất.
Dongfeng Peugeot Citroen Automobile, hay DPCA, một liên doanh trong đó hãng sản xuất Groupe PSA của Pháp tham gia, cũng đang lao đao. Nhà máy của hãng đang ì ạch hoạt động chỉ với 26% công suất trong 2018. Doanh số bán thực của DCPA giảm hơn 60% trong 6 tháng đầu năm nay. Theo nguồn tin, công ty đang đàm phán để bán hoặc cho thuê ba trong 4 nhà máy hiện có.
Các hãng sản xuất ôtô nước ngoài như Hyundai và công ty con Kia, và hãng Renault của Pháp đang rất "nhàn rỗi". Các hãng ô tô Trung Quốc đang rơi vào tình trạng nghiêm trọng bao gồm Zhejiang Geely Holding Group, hãng ôtô tư nhân lớn nhất Trung Quốc, Chery, và BYD, công ty hàng đầu quốc gia này về sản xuất ôtô điện và các phương tiện năng lượng mới khác.
May mắn thay, các nhà máy tại Trung Quốc của Honda, Toyota và ô tô Nissan vãn đang ổn định. Hãng xe Nhật vẫn khiến người tiêu dùng Trung Quốc chú ý với khả năng tiết kiệm nhiên liệu đáng khen. Các hãng xe sang cũng vẫn đang hoạt động sôi nổi, giúp hai nhà sản xuất ôtô Đức Daimler và BMW tiếp tục hoạt động các nhà máy hết hoặc quá công suất. Tuy vậy, chính phủ Trung Quốc vẫn đau đầu bởi những nhà máy oto Trung Quốc lại đang đi theo chiều ngược lại so với đối thủ Toyota. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các giới hạn nghiêm ngặt cho các nhà máy mới sản xuất phương tiện chạy xăng. Kế hoạch nhằm khuyến khích các nhà sản xuất lớn hơn mua lại các đối thủ nhỏ hơn, hay các hãng nhỏ hơn sáp nhập lại với nhau, có thể giúp tận dụng được nhiều hơn công suất dự phòng.
Theo: https://choxeotofun.net